Ông Lê Anh Tuấn cho biết, sự việc xảy ra đối với giảng viên Hồ Hoài Anh trong thời gian từ 17/6-6/8/2022 tự ý đi nước ngoài không xin phép và đã phát sinh sự việc gây xôn xao dư luận. Đến ngày 6/8/2022, sau khi nắm bắt được thông tin qua lãnh đạo Bộ VHTTDL là cá nhân giảng viên Hồ Hoài Anh đã về nước, Ban lãnh đạo Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã yêu cầu bộ phận tổ chức gửi thông báo về khoa Âm nhạc Truyền thống và cá nhân giảng viên Hồ Hoài Anh để yêu cầu Hồ Hoài Anh đến trình diện, giải trình với Ban giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia VN về xử việc xảy ra.
Ngày 15/8, Hồ Hoài Anh đã viết bản tường trình gửi Ban giám đốc và Ban chủ nhiệm khoa Âm nhạc Truyền thống (Học viện Âm nhạc Quốc gia VN). Ngày 16/8, giảng viên Hồ Hoài Anh đã có buổi trình diện với Ban Giám đốc Học viện về việc đi nước ngoài không báo cáo, không xin phép tổ chức theo Luật Viên chức. Ngay sau đó, Ban giám đốc Học viện đã họp Hội đồng kỷ luật của Học viện để bàn về hình thức kỷ luật đối với viên chức đi nước ngoài không xin phép cơ quan chủ quản.
Sau khi xem xét Luật Viên chức và quá trình công tác của giảng viên Hồ Hoài Anh đối với Học viện, Hội đồng kỷ luật đã bàn bạc và nhất trí 100 % đưa ra hình thức kỷ luật như sau: Kỷ luật giảng viên Hồ Hoài Anh với hình thức cảnh cáo, vì lý do: “Vi phạm quy định, nội quy, quy chế làm việc” của Học viện.
Ngoài xử lý này, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam còn xem xét trừ thi đua với lỗi đi nước ngoài không báo cáo, không xin phép tổ chức của giảng viên Hồ Hoài Anh theo Luật Viên chức. Bên cạnh đó, sau khi có kết luận từ phía Tây Ban Nha, Hội đồng kỷ luật trường sẽ tiếp tục xem xét, cân nhắc để đưa ra hình thức xử lý tiếp theo; đảm bảo tính nghiêm minh.
" alt=""/>Hồ Hoài Anh bị cảnh cáo sau vụ đi Tây Ban Nha không xin phépĐể cải thiện tình trạng trên đồng thời hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia phát động chiến dịch toàn dân cùng “quét sạch” mã độc trên không gian mạng Việt Nam.
Chiến dịch được triển khai đồng bộ tại 63 tỉnh, thành phố thông qua hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin; đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các ngân hàng, tổ chức tài chính.
Chiến dịch “làm sạch” mã độc trên không gian mạng năm 2022 cũng huy động sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trữ web, dịch vụ trung tâm dữ liệu; doanh nghiệp sản xuất phần mềm phòng, chống mã độc; doanh nghiệp an toàn thông tin mạng; và các doanh nghiệp nền tảng có nhiều người sử dụng.
Chiến dịch năm nay hướng tới mục tiêu tiếp tục giảm tỷ lệ lây nhiễm mã độc tại Việt Nam, duy trì một cách bền vững dựa trên kết quả đã đạt được của chiến dịch năm 2020 cho đến nay.
“Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng sẽ cùng chung tay xử lý các nguồn lây nhiễm mã độc. Các phần mềm phòng chống mã độc sẽ được cập nhật, cho phép mọi người sử dụng miễn phí trên Cổng thông tin không gian mạng quốc gia tại địa chỉ khonggianmang.vn/chiendichmadoc2022”, đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thông tin thêm.
Vân Anh
Cùng với xu hướng của một số nước Đông Nam Á, số vụ tấn công vào ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam tăng lên đáng kể.
" alt=""/>Phát động chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng Việt Nam